Bài giới thiệu về xã Thọ Lộc

05/09/2022 07:53

Vị trí địa lý, truyền thống lịch sử

           Thọ Lộc là một  thuộc huyện Phúc Thọthành phố Hà Nội.

           Xã có diện tích 370,64 ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp là 239,93ha. Xã có 5 thôn dân cư với 2.550 hộ trên 8.500 nhân khẩu. Trong xã song song tồn tại 2 dòng tôn giáo là đạo Phật và đạo Công giáo, nhân dân sống đan xen, luôn đoàn kết, hòa thuận.

           Về vị trí địa lý: phía Bắc giáp xã Sen Chiểu, phía Đông giáp xã Võng Xuyên, phía Đông Nam giáp thị trấn Phúc Thọ, phía Tây Tây Bắc giáp với xã Tích Giang và thị xã Sơn Tây.

           Được sự quan tâm của Thành phố và sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy- HĐND- UBND huyện, các phòng, ban, ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị của huyện, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị , nhân dân trong xã phát huy tiềm năng sẵn có, tạo được sức mạnh tổng hợp thực hiện vượt mức các kế hoạch đề ra, hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa giai đoạn 2012- 2013 với diện tích 165,64 ha. Đầu năm 2014, Thọ Lộc là 1 trong 4 xã của huyện Phúc Thọ đạt chuẩn Nông thôn mới, giai đoạn 2011- 2015. Bên cạnh đó, xã đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, Thọ Lộc là xã đầu tiên của huyện đạt tỷ lệ 100% các trường học đạt chuẩn Quốc gia.

Hệ thống chính trị

           Đảng bộ xã có 306 đảng viên, sinh hoạt ở 11 chi bộ. Trong đó, có 5 chi bộ thôn, 3 chi bộ nhà trường, 1 chi bộ Quỹ tín dụng, 1 chi bộ HTX và 1 chi Công an. Hàng năm tỷ lệ chi bộ đảng trong sạch, vững mạnh đạt trên 85%, tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ đạt 83% trở lên, đến hết năm 2021 toàn Đảng bộ có 201 đảng viên được trao tặng huy hiệu đảng.

           Hàng năm Đảng ủy đã ban hành các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn các cấp ủy chi bộ, MTTQ và các đoàn thể tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền chỉ thị, Nghị quyết của Đảng nâng cao chất lượng học tập, tổ chức các lớp học riêng cho từng đối tượng là đảng viên nông thôn, cơ quan, trường học để phân tích, liên hệ sâu sắc từng lĩnh vực phù hợp với nhiệm vụ từng ngành, qua đó góp phần đưa Nghị quyết của Đảng vào đời sống; quan tâm đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, trọng tâm là nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, triển khai nhiệm vụ, việc sắp xếp, bố trí cán bộ thực sự công khai, dân chủ, thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ. Tổ chức đối thoại giữa đồng chí Bí thư Đảng ủy, đồng chí Chủ tịch UBND xã với đại diện nhân dân, từng bước tháo gỡ những tồn tại, bức xúc trong nhân dân, ổn định an ninh chính trị, đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống mới, xây dựng người Phúc Thọ thanh lịch, văn minh.

Tình hình kinh tế - xã hội

           Đảng ủy, chính quyền xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, quản lý đất đai để tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,7%. Thu nhập đầu người đạt 56 triệu đồng. Thời gian tới, xã tiếp tục tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Quan tâm phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng giá trị sản xuất trên một đơn vị canh tác.

           Về Văn hóa Xã hội: Số hộ gia đình đạt văn hóa hàng năm đạt 88%. Cả 5 làng đều đạt và giữ vững danh hiệu Làng văn hóa, có 4 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hóa ( gồm Cơ quan UBND xã, trường mầm non, tiểu học và THCS). Trạm y tế xã luôn là một trong những trạm đứng đầu huyện về thực hiện công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, xã đạt Chuẩn quốc gia về y tế. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng đổi mới; Quy chế dân chủ được mở rộng; bộ máy chính quyền được kiện toàn, củng cố, hoạt động hiệu quả; quốc phòng an ninh được đảm bảo vững chắc.

Thêm bình luận :