HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN PHÚC THỌ GIÁM SÁT TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05 CỦA HĐND HUYỆN VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2022-2025 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THỌ LỘC
Thực hiện chương trình công tác của HĐND huyện Phúc Thọ. Sáng ngày 19/5/2023 HĐND huyện tổ chức buổi giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 05 của HĐND huyện về tái cơ cấu ngành Nông nghiệp giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo trên địa bàn xã Thọ Lộc.
Tham gia đoàn giám sát có đồng chí Khuất Thị Thu Tuấn – Huyện uỷ viên, phó chủ tịch HĐND huyện làm trưởng đoàn, cùng các thành viên là các đồng chí lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện, trưởng trạm Thú Y, trạm Trồng chọt và BVTV huyện Phúc Thọ.
Đầu buổi giám sát các đại biểu đã đi khảo sát thực tế tại một số mô hình trồng rau sạch, trồng hoa cây cảnh và một số trang trại chăn nuôi trên địa bàn xã Thọ Lộc đã thực hiện chuyển đổi theo Nghị quyết số 05 NQ-HĐND ngày 05/4/2022 của HĐND huyện.
Tại buổi làm việc UBND xã Thọ Lộc đã báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết số 05 của HĐND huyện trên địa bàn xã. Theo đó Đảng ủy đã xây dựng kế hoạch số 36/KH-ĐU về việc thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/HU ngày 14/3/2022 của Huyện Ủy Phúc Thọ về việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022-2025 và những năm tiếp theo. Ủy ban nhân dân xã Thọ Lộc xây dựng Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 02/05/2022 về thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HĐND ngày 05/04/2022 của HĐND huyện Phúc Thọ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022-2025 và những năm tiếp theo. Từ đó tuyên truyền, hướng dẫn sâu rộng đến toàn thể nhân dân thực hiện chủ trương chuyển đổi hiện vùng chuyên canh tập trung hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư duy, phương thức sản xuất từ quy mô hộ sang hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất; lấy hiệu quả của sản xuất làm mục tiêu, sản xuất theo quy hoạch và yêu cầu của thị trường để tăng hiệu quả sản xuất.
Qua đó thu được những kết quả nhất định UBND xã đã quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tại các xứ đồng đã được chuyển đổi theo vùng, diện tích 68,6ha. Hiện nay trên địa bàn xã nhiều hộ sản xuất chăn nuôi tập trung đàn gia súc, gia cầm cho hiệu quả kinh tế cao. Có nhiều hộ phát triển chăn nuôi vịt từ 2.000 đến 10.000 con, gà từ 2.000 đến 7.000.
UBND xã đã tuyền truyền 1 hộ phát triển chăn nuôi xa khu dân cư từ thôn Dum lên khu chăn nuôi tập trung thôn Ổ Thôn xây dựng chuồng kín chăn nuôi an toàn sinh học, hộ ông Kiều Đức Quyền nuôi gà đẻ 7.000 con và vịt đẻ 4000 con. Hàng năm xã đều thực hiện đăng ký theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, đến nay toàn xã có 10 sản phẩm được công nhận 3-4 sao (Thịt lợn sinh học, giò, chả, Fomai que, chả gà, rau muồng tơi, cải ngồng, xu hào). Tuyên truyền nhân dân thực hiện duy trì sản xuất vùng rau an toàn 10ha tại xứ đồng Dường, Đôi cây. Đã có 1 hộ mạnh dạn chủ động thực hiện mô hình trồng rau nhà màng diện tích 3600m2 hộ ông Nguyễn Hưng Phường - thôn Dum.
Sau khi nghe UBND xã báo cáo, các đại biểu trong đoàn giám sát đã biểu dương những kết quả mà địa phương đã làm được đồng thời trao đổi và yêu cầu một số vấn đề mà địa phương cần quan tâm như : Quy hoạch trồng tập chung nhưng phải tái cơ cấu từng loại rau để trồng cho phù hợp, chọn giống có giá trị năng xuất cao để đưa vào sản xuất, bên cạnh đó mô hình rau sạch phải được chăm sóc chặt chẽ, tránh dùng thuốc BVTV ko phù hợp hạn chế xử dụng thuốc hoá học, nên xử dụng thuốc BVTV sinh học để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ và môi trường. Cần tuyên truyền để nhân dân tự giác xử lý vỏ bao gói khi xử dụng thuốc BVTV và cần có chế tài xử lý các trường hợp cố tình. Các sản phẩm OCOP cũng cần làm tập trung, ko nên dàn chải, chọn sản phẩm mang tính đặc trưng để có kế hoạch, phương án phát triển.
Kết luận buổi làm việc đồng chí trưởng đoàn giám sát đề nghị xã Thọ Lộc cần quy hoạch giao thông nội đồng, lên khảo sát thiết kế và báo cáo sớm xây dựng để nhân dân phát triển sản xuất; Quan tâm đến khâu nước tưới cho rau để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần đào tạo nguồn tại chỗ để phát triển chăn nuôi; lựa chọn mô hình phù hợp, tạo điều kiện hỗ trợ bà con từ khoa học kỹ thuật đến các khâu sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm đối với các mô hình sản xuất, đồng thời khi sản phẩm đủ tiêu chuẩn thì làm thủ tục cấp giấy chứng nhận OCCOP để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Phải có cơ chế chính sách để hỗ trợ nhân dân yên tâm sản xuất; nghiên cứu và bám sát vào chơ chế chính sách đề án của huyện để áp dụng phù hợp với địa phương để phát triển.
Thêm bình luận :